Tại các tỉnh Bắc Trung bộ và Nam bộ hiện nay, diện tích lúa bị sâu cuốn lá nhỏ hoành hành là khoảng 13.449 ha tàn phá gây hại cho lúa khá nặng. Bà con nên trang bị thêm hiểu biết và cách phòng trị loại sâu bệnh này ngay, cùng nông dược H.A.I tìm hiểu nhé!
*Đặc điểm hình thái:
-Trưởng thành : Bướm có màu vàng nâu, mép trước cánh có màu nâu đen, có hai vệt xiên màu nâu đen từ trên mép cánh xuống đến 2/3 cánh.
-Trứng: Trứng nhỏ, hình bầu dục có vân mạng lưới rất nhỏ, đẻ từng quả ở mặt trên và mặt dưới lá, trứng mới đẻ có màu hơi đục khi gần nở chuyển màu ngà vàng.
-Sâu non: Sâu non mới mở màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển từ màu xanh lá mạ đến màu vàng, đầu màu nâu sáng.
-Nhộng: có màu vàng đến nâu đậm, thường thấy ở gốc lúa, bẹ lúa, trong lá bị cuốn.
*Phát sinh gây hại
- Vòng đời sâu cuốn lá nhỏ từ 28-36 ngày: Thời gian trứng: 6 –7 ngày; sâu non: 14 - 16 ngày; nhộng: 6 - 7 ngày; Bướm: 2 - 6 ngày.
- Sâu cắn phá lá lúa, phá hại lớp biểu bì làm giảm diện tíchquang hợp của cây lúa gây ảnh hưởng đến năng suất.
- Sâu cuốn lá phát sinh gây hại quanh năm; trong một vụ lúa sâu cuốn lá thường gây hại ở giai đoạn đẻ nhánh và đòng trổ. Gieo sạ dày, bón nhiều phân đạm thích hợp cho sâu gây hại nặng.
*Biện pháp phòng trừ:
-Biện pháp canh tác
+Áp dụng 3 giảm 3 tăng.
+Tránh trồng cây to xung quanh bờ ruộng vì dưới tán cây là nơi tập trung và phát triển mạnh của sâu cuốn lá.
+ Điều chỉnh mật độ cấy phù hợp
-Biện pháp hóa học: Phun thuốc khi sâu cuốn lá xuất hiện mật số cao, tuổi nhỏ
+ Altach 5EC: 20 ml/10 lit nước
+ Nurelle D25/2,5EC: 40 ml/10 lit nước
+ Nouvo 3,6EC: 10 ml/10 lit nước
+ Wellof 330EC: 10 ml/10 lít nước
Chúc bà con tiêu diệt sạch sâu cuốn lá nhỏ trên ruộng lúa nhà mình!