Sâu xanh da láng có tên khoa học Spodoptera exigua, sâu gây hại nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nho, việc phòng trị chúng vốn đã khó (vì loài này kháng thuốc rất nhanh) lại càng khó hơn. Sâu non ăn lá, lúc nhỏ chừa lại biểu bì, sâu tuổi lớn ăn thủng lỗ trên lá, không hình dạng, mật độ sâu cao có thể làm ảnh hưởng đến năng suất.
Tác nhân gây hại là Spodoptera exigua
Đặc điểm hình thái:
Thành trùng có kích thước trung bình, thân dài 18-20 cm, sải cánh rộng 30-35 cm, màu nâu xám nhạt, cuối bụng con cái có một chùm lông.
Trứng được đẻ tập trung vào nửa đêm thành từng ổ, mỗi ổ có hàng trăm trứng. Trên ổ trứng có phủ một lớp lông màu trắng hoặc vàng nhạt.
Sâu non có màu xanh nhạt, da bóng láng trên lưng có năm sọc, 2 sọc ở mỗi bên hông rất to và đậm, sọc giữa lưng có màu đen xen kẽ màu trắng. Nhộng màu nâu sẫm hay đỏ sẫm thường ở trong đất.
Phát sinh gây hại:
Bướm đẻ trứng ở mặt dưới lá nho, sâu nở ra có màu xanh lá cây tập trung cắn phá quanh ổ. Khi lớn sâu phát tán cắn phá các phần non như đọt lá, chùm hoa, trái non.... Hậu quả làm hạn chế sinh trưởng, giảm năng suất cây trồng. Khi nho già, sâu cắn phá làm tàn lụi lá, ảnh hưởng đến năng suất vụ sau. Sâu phát sinh trong điều kiện kho nóng. Tại Ninh Thuận sâu phát triển mạnh từ tháng 1 đến tháng 7.
Biện pháp phòng trị:
Biện pháp cơ học:
-Làm sạch cỏ ở dưới và chung quanh giàn nho.
-Dùng tay bắt và giết sâu, giết ổ trứng, gắt bỏ các lá có sâu mới nở.
Biện pháp hóa học:
- Khi sâu xuất hiện nhiều (sâu tuổi 1, 2) thì sử dụng luân phiên một số loại thuốc như:
+ Nouvo 3.6EC (10 ml/10 lít nước)
+ Adomate 50SC (10 ml/10 lít nước)
+ Wellof 330EC (25 ml/10 lít nước)