1. Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh
Cây đậu nành là cây công nghiệp ngắn ngày thuộc cây họ đậu, có nguồn gốc ôn đới. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 15-370C (tùy từng giai đoạn mà nhu cầu nhiệt khác nhau: giai đoạn nẫy mầm thích hợp 24 – 300C, giai đoạn cây con từ 24-300C, giai đoạn ra hoa kết trái từ 24-340C ,giai đoạn chín: 20-250C), ẩm độ không khí 75-80%, ẩm độ đất 70-80%.
Cây đậu nành là loại cây hằng năm, thời gian sinh trưởng ngắn 70-110 ngày tùy từng giống. Đất trồng đậu nành rất đa dạng không kén đất, đất thích hợp nhất đối với cây đậu nành là loại đất có tầng canh tác sâu, giàu chất hữu cơ, canxi, kali và pH trung tính, giữ ẩm tốt, dễ thoát nước. Đậu nành chịu mặn và chua kém hơn nhiều cây trồng khác, độ pH thích hợp nhất là 6.0-7.0.
Đậu nành có thể được trồng quanh năm, mỗi năm có thể trồng 2-3 vụ tùy vào nguồn nước tưới (Đông nam bộ vụ hè thu và thu đông, Tây Nam bộ vụ xuân hè và đông xuân và Miền bắc 3 vụ xuân, hè và đông hay thu đông). Mật độ trồng thích hợp 30-50 cây/m2. Giống phổ biến ngắn ngày 70-80 ngày, giống trung ngày 85-90 ngày và giống dài ngày 95-110 ngày.
2. Nhu cầu dinh dưỡng
Cây đậu nành là họ đậu có khả năng tự tổng hợp đạm cho cây sử dụng nên lượng phân đạm cần bổ sung ít. Chủ yếu bón cho cây là lân và kali. Trung bình 1 tấn hạt đậu, cây lấy đi ở đất với lượng trung bình là: 100 kg N; 16 kg P2O5 ; 21 kg K2O; 4 kg MgO; 4 kg CaO và các chất vi lượng Fe, Cu, Bo, Zn, Co, Mo.
3. Kỹ thuật bón phân
- Phân bón hữu cơ: Từ 10-12 tấn phân chuồng hoai mục, vôi bột: 400-500kg
- Phân đa lượng N, K, P: 20-30kg N, 40-60kg P2O5, 50-70kg K2O tùy theo giống và mùa vụ 70-100 NPK (30-9-9-TE), 200-300kg Super lân và 75-100kg KCl.
Cách bón:
Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, vôi và Super lân bón vào giai đoạn làm đất sau cùng trước khi gieo hạt.
Bón thúc: chia làm 2 lần
Thúc lần 1: Cây có 2-3 lá thật (35-50kg NPK (30-9-9) và 32.5-50kg KCl)/ha.
Thúc lần 2: Cây có 6-7 lá thật (35-50kg NPK (30-9-9) và 32.5-50kg KCl0/ha.
Phương pháp bón: Rãi phân theo hàng và tránh rãi phân vào sáng sớm khi lá còn ướt và sau khi mưa. Sau khi rãi phân tưới đất ẩm tạo đều kiện phân hào tan vào đất tránh bốc hơi.
Cách bón cho đậu nành trồng trên ruộng lúa (ĐBSCL)
Vôi bột: 400-500kg và 70-100 NPK (30-9-9), 200-300kg Super lân và 75-100kg KCl.
- Bón lót: Toàn bộ phân lân và vôi trước khi cắt gốc rạ.
- Bón thúc lần 1: Sau khi gieo hạt 10-15 ngày: 15-20kg NPK (30-9-9)/ha
- Bón thúc lần 2: Sau khi gieo hạt 20- 25 ngày (40-60kg NPK (30-9-9) + 32.5-50kg KCl)/ha.
- Bón thúc lần 3: Sau khi gieo hạt 45- 50 ngày: (15-20kg NPK (30-9-9) + 32.5-50kg KCl)/ha.
Phương pháp bón: Rãi phân theo từng luống và tránh rãi phân vào sáng sớm khi lá còn ướt và sau khi mưa. Sau khi rãi phân tưới đất ẩm tạo đều kiện phân hào tan vào đất tránh bốc hơi.
Ngoài ra nhằm tăng năng xuất cây đậu nành tối đa, nên sử dụng phân bón Foliar- Blend phun vào 2 giai đoạn 3-5 lá và giai đoạn trước ra hoa 30-35 ngày sau trồng liều 1lit/ha % (50ml/16lit nước).
4. Giới thiệu phân bón HAI sử dụng cho cây đậu nành
* NPK (30-9-9)+TE:
+ Thành phần: N-P-K bao gồm 30% N, 9% P2O5, 9% K2O và các thành trung vi lượng TE.
+ Là phân phức hợp cao cấp, được sản xuất theo công nghệ tháp cao, cung cấp đầy đủ NPK trong một hạt phân chính xác tỷ lệ (30-9-9), giúp cây cùng lúc hấp thu đầy đủ 3 nguyên tố đa lượng NPKvà đặc biệt là đạm cao giúp cây mau xanh tốt.
* Phân bón lá Foliar Blend:
+ Thành phần: B: 300ppm; Co: 20ppm; Mn: 1.000ppm; Mo: 20ppm; Zn: 500ppm.
+ Công dụng: Foliar Blend là loại phân sinh học được nhập từ Mỹ, trong phân chứa nhiều enzyme, amino acid, vitamin, chất chiết xuất thực vật có tác dụng kích thích sinh trưởng phát triển cây trồng, phát triển hệ vi sinh vật có ích trong đất, tăng cường quang hợp, hấp thu dinh dưỡng và tăng sức chống chịu của cây với điều kiện bất lợi.