1. Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh
Cây thanh long thuộc họ xương rồng là cây ăn trái thích hợp với khí hậu nhiệt đới chịu hạn tốt, nhiệt độ thích hợp 21-290C, nhiệt độ tối đa khoảng 38-400C, lượng mưa 800-2000mm/năm. Cây thanh long chịu ảnh hưởng quang kỳ, ra hoa trong đều kiện ngày dài.
Cây thanh long là loại cây lâu năm, thời gian sinh trưởng quanh năm. Thích hợp với nhiều loại đất khác nhau như đất phèn nhẹ, đất phù sa không nhiễm mặn pH thích hợp 5.5-6.5. Ngoài vụ chính cây tự ra hoa, thời gian còn lại có thể điều khiển ra hoa bằng cách xử lý chiếu sáng vào ban đêm.
Mật độ trồng thích hợp 1000-1200 trụ/ha. Giống phổ biến giống thanh long ruột trắng và ruột đỏ. Thích hợp với nhiều loai đất như đất sét, đất phèn đất giàu dinh dưỡng cho đến đất xám bạc mà
2. Nhu cầu dinh dưỡng
Hiện chưa có nhiều thí nghiệm về bón phân cho thanh long trên các loại đất khác nhau. Lượng phân bón thay đổi theo tính chất đất, theo tuổi của cây và theo sản lượng mà cây đã cho. Đạm là nguyên tố tác động trực tiếp đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây, kiến tạo năng suất. Thiếu đạm cây sẽ bị vàng và sinh trưởng chậm. Lân đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây, có tác dụng thúc đẩy bộ rễ phát triển. Kali là nguyên tố quan trọng ở nhiều khía cạnh: đồng hóa cacbon, hình thành protein, vận chuyển đường, ...
Trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển, cây thanh long hút nhiều chất kali nhất, sau đó đến đạm và lân. Ngoài ra, cây cần một số nguyên tố trung lượng như: Canxi, Magiê, lưu huỳnh. Đặt biệt, cây thanh long rất cần các chất vi lượng như kẽm, sắt, mangan, bo, molypden.
- Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, từ khi trồng mới đến 1-2 năm tuổi. Cây cần nhiều đạm để phát triển thân, cành; lân cao để phát triển bộ rễ, nhiều chồi; kali giúp cho cây cứng cáp, chống chịu sâu bệnh, trung vi lượng vừa đủ giúp cho cây phát triển cân đối.
- Ở giai đoạn kinh doanh, cây cho trái ổn định và đi vào khai thác, cây cần kali cao, đạm khá, lân vừa đủ, trung vi lượng thích hợp nhằm nuôi trái to đẹp, năng suất cao, chất lượng tốt, chín đồng loạt.
- Theo (Ke, 1997) cây thanh long ở cuối năm thứ 3 lượng phân NKP cần cung cấp 540g N; 720g P2O5 và 320g K2O công với 20 kg phân chuồng hoai mục.
3. Kỹ thuật bón phân
Giai đoạn kiến thiết cơ bản
- Bón lót: Thanh long rất cần phân hữu cơ hoai mục, có thể bón 15-20 kg/trụ. Ngoài phân hữu cơ, cần bón thêm 1 – 1,5 kg Super lân và tùy theo loại đất có thể bón thêm 0,3-0,5 kg vôi. Số phân này trộn đều với lớp đất mặt trước khi trồng.
- Bón thúc: 01 tháng sau khi trồng bón phân có hàm lượng đạm cao để phát triển thân cành cho cây Thanh Long. Sau đó, định kỳ bón 1 tháng/lần:
+ Liều lượng:
Năm thứ nhất: NPK 30-9-9+TE bón 1,2 kg/trụ, chia làm 12 lần bón. Đầu mùa mưa bón thêm phân chuồng hoai mục 10 -15 kg/trụ.
Năm thứ hai: NPK 30-9-9+TE bón 1,5 kg/trụ, chia làm 12 lần bón. Đầu mùa mưa bón thêm phân chuồng hoai mục 10-15 kg /trụ.
+ Cách bón: rải phân xung quanh gốc (cách gốc 20–40 cm), dùng rơm tủ lên và tưới nước.
Giai đoạn kinh doanh: Từ năm thứ 3 trở đi
Giai đoạn năm thứ 3 - 5: Lượng phân bón thanh long kinh doanh tùy thuộc vào số lần cho quả. Tổng lượng phân bón hàng năm 30-40 kg phân hữu cơ hoai mục (bón đầu và cuối mùa mưa) + 1,2 kg urê + 3,5 kg Super lân + 0,85 kg KCl/trụ (chia làm 8 lần bón/năm).
Thời kỳ bón và lượng bón:
Lần 1 (tháng 10): 0,2 kg Urê + 3,5 kg Super lân
Lần 2 (tháng 12): 0,2 kg Urê + 0,15 kg KCl
Lần 3 (tháng 2): 0,2 kg Urê + 0,15 kg KCl
Lần 4 (tháng 4): 0,15 kg Urê + 0,15 kg KCl
Lần 5 (tháng 6): 0,15kg Urê + 0,1 kg KCl
Lần 6, 7, 8 (tháng 7, 8, 9): 0,1 kg Urê + 0,1 kg KCl
Giai đoạn năm thứ 6 về sau: Tổng lượng phân bón hàng năm 50 kg phân hữu cơ hoai mục (bón đầu và cuối mùa mưa) + 1,8 kg urê + 3,5 kg lân super + 1,25 kg KCl (chia làm 8 lần bón/năm).
Thời kỳ bón và lượng bón:
Lần 1 (tháng 10): 0,25 kg Urê + 3,5 kg Super lân
Lần 2 (tháng 12): 0,25 kg Urê + 0,25 kg KCl
Lần 3 (tháng 2): 0,25 kg Urê + 0,25 kg KCl
Lần 4 (tháng 4): 0,25 kg Urê + 0,15 kg KCl
Lần 5 (tháng 6): 0,15kg Urê + 0,15 kg KCl
Lần 6, 7, 8 (tháng 7, 8, 9): 0,15 kg Urê + 0,15 kg KCl
Cách bón: Đào rãnh cách gốc từ 50-60cm, trộn đều các loại phân để rải sau đó lấp đất và phủ rơm rạ mục để giữ ẩm cho cây.
Ngoài phân bón gốc, sử dụng phân bón lá cho thanh long là rất cần thiết. Phun phân bón lá Foliar Blend (50 ml/16L) sau khi thu hoạch và cắt tỉa cành tạo tán giúp cây hồi phục nhanh, ra lá, ra cành mới.
Trước khi ra hoa và giai đoạn nuôi trái sử dụng phân bón lá HAI-Chyoda: Pha 10 – 20 g/10 lít nước để tưới cho 4 trụ hoặc pha 50 g/16 lít nước để phun cho 500 m2, định kỳ 10 - 20 ngày/lần, giúp phân hóa mầm hoa, đậu trái và trái to, chất lượng, chín đồng loạt, có màu sáng đẹp.
4. Giới thiệu phân bón HAI sử dụng cho cây
* NPK 30-9-9+TE:
+ Thành phần: N-P-K (30% đạm, 9% P2O5, 9% K2O và các thành trung vi lượng TE)
+ Là phân phức hợp cao cấp, được sản xuất theo công nghệ tháp cao, cung cấp đầy đủ NPK trong một hạt phân chính xác tỷ lệ (30-9-9), giúp cây cùng lúc hấp thu đầy đủ 3 nguyên tố đa lượng NPKvà đặc biệt là đạm cao giúp cây mau xanh tốt.
* Phân bón HAI-Chyoda:
+ Thành phần: N: 14%; P2O5: 17%; K2O: 12%; S: 12%.
+ HAI- Chyoda là phân phức hợp của Nhật Bản, tan nhanh trong nước, hiệu quả nhanh, giúp cây phân nhiều cành; ra hoa nhiều, đồng loạt; đậu quả nhiều.
* Phân bón lá Foliar Blend:
+ Thành phần: B: 300ppm; Co: 20ppm; Mn: 1.000ppm; Mo: 20ppm; Zn: 500ppm.
+ Foliar Blend là phân bón lá hữu cơ sinh học của Mỹ, giúp cây mau ra rễ, tăng hấp thu dinh dưỡng từ đất, tăng quang hợp, cây mau xanh tốt, tăng năng suất, tăng chất lượng quả.