1. Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh
Nhãn là cây ăn quả có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới. Nhiệt độ thích hợp cho nhãn sinh trưởng và phát triển từ 27-300C. Nhãn thích hợp với nhiều loại đất khác nhau từ đất xám, đất đỏ, đất phù sa có độ tơi xốp cao, thoát nước, mạch nước ngầm sâu và độ pH từ 5 - 6,5.
Cây nhãn là cây thân gỗ lâu năm, thường được trồng khi mùa mưa đã ổn định từ tháng 6 - 7 hàng năm. Mật độ trồng thích hợp tùy theo từng vùng từ 250 - 300 cây/ha. Một số giống nhãn được trồng phổ biến ở nước ta là giống nhãn tiêu da bò, nhãn long, nhãn giồng, nhãn xuồng cơm vàng, nhãn Idol.
2. Nhu cầu dinh dưỡng
Bón đầy đủ và cân đối các loại phân bón cho cây nhãn vừa làm tăng năng suất vừa góp phần khắc phục hiện tượng ra quả cách năm. Đạm là yếu tố quan trọng nhất giúp cây sinh trưởng phát triển, tăng khả năng phân cành, chủ yếu là các lợt lộc trong năm; kế đến là kali và lân. Ngoài ra nhãn còn cần các chất trung và vi lượng như Mg, Ca, S, Si, Bo, Zn, Fe, Cu, Mo, Co, …
- Theo kinh nghiệm của nhiều nhà vườn, với vườn nhãn nhiều năm tuổi khi cây cho 100kg quả tươi/năm thì có thể bón bù lại với lượng phân 4,3kg Urê + 6,2kg Super lân + 3,3kg Cloruakali (tương đương với 2kg N + 1kg P¬¬2O5 + 2kg K2O).
3. Kỹ thuật bón phân
Nguyên tắc chung của bón phân cho cây nhãn là bón nhiều đạm và kali, lân thấp hơn và bón đủ trung vi lượng. Tùy loại đất và giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây nhãn có thể bón lượng phân khác nhau.
Bón phân cho nhãn thời kỳ kiến thiết cơ bản:
- Bón lót trước khi trồng: 10 – 20 kg phân chuồng ủ hoai + 1kg Super lân.
- Bón thúc: Tùy từng năm sau trồng, lượng phân bón như sau:
+ Năm thứ nhất: 150g NPK 30-9-9-TE + 200g Super lân +100g KCl.
+ Năm thứ hai: 200g NPK 30-9-9-TE + 300g Super lân + 150g KCl.
+ Năm thứ ba: 300g NPK 30-9-9-TE + 400g Super lân + 200g KCl.
Lượng phân này được chia ra làm 4 lần để bón, cách 3 tháng bón 1 lần.
Mỗi năm cần bón thêm phân hữu cơ hoai mục với lượng 10-15 kg/cây vào đầu mùa mưa.
Bón phân cho nhãn thời kỳ kinh doanh: Lượng phân bón tăng dần theo tuổi cây.
Tổng lượng phân bón hàng năm (từ năm thứ 4 – 6): 900g Urê + 1.000g Super lân + 700g KCl + 60g HAI-Chyoda.
Thời kỳ bón và lượng bón:
+ Bón phân lần 1 (Sau khi thu hoạch 1 tháng): 300g Urê + 800g Super lân + 100g KCL + 20g HAI-Chyoda + 20 - 30kg phân hữu cơ hoai mục. Đợt bón này giúp cây phục hồi nhanh sau thu hoạch và chuẩn bị đợt lộc thu.
+ Bón phân lần 2 (trước khi ra hoa): 200g Urê + 200g Super lân+200 g KCl+20g HAI-Chyoda. Đợt bón này nhằm thúc cây ra hoa và nuôi lộc xuân.
+ Bón phân lần 3 (Sau khi ra hoa, chuẩn bị đậu quả): 200g Urê + 200g KCl + 20g HAI-Chyoda. Đợt bón này nhằm giúp cho chùm hoa phát triển tốt, tăng khả năng đậu quả.
+ Bón phân lần 4 (Giai đoạn quả đang lớn): 200g Urê+200g KCl. Đợt bón này giúp quả mau lớn và chất lượng quả ngon.
- Cách bón: Đào rãnh hoặc cuốc hốc xung quanh tán cây sâu 30 cm rộng 50 cm trộn đều các loại phân và rải đều theo rãnh sau đó lấp đất bằng phẳng.
4. Giới thiệu phân bón HAI sử dụng cho cây nhãn
*NPK 30-9-9-TE+TE:
+ Thành phần: N-P-K (30% đạm, 9% P2O5, 9% K2O và các thành trung vi lượng TE)
+ Là phân phức hợp cao cấp, được sản xuất theo công nghệ tháp cao, cung cấp đầy đủ NPK và vi lượng trong một hạt phân, giúp cây cùng lúc hấp thu đầy đủ 3 nguyên tố đa lượng NPKvà đặc biệt là đạm cao giúp cây mau xanh tốt.
* Phân bón HAI-Chyoda:
+ Thành phần: N: 14%; P2O517%: K2O: 12%; S: 12%.
+ Công dụng: Phân bón HAI-Chyoda là loại phân phức hợp của Nhật Bản, tan nhanh trong nước, tác động nhanh và tức thì, giúp cây cây ra rễ, phát cành, phân hóa mầm hoa nhanh chóng.