NGĂN CHẶN BỆNH ĐỐM NÂU HẠI THANH LONG

Bước vào mùa mưa, cây Thanh long thường chịu ảnh hưởng nặng nề do vườn thường xuyên bị ngập úng và nhiều loại nấm, vi khuẩn cùng lúc tấn công gây hại, ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây và giảm năng suất, chất lượng trái thanh long. Trong đó, bệnh nguy hiểm đang là nỗi lo của nhiều bà con nông dân là bệnh đốm nâu (hay còn gọi là bệnh đốm trắng, đốm mắt cua).

►Bệnh do nấm gây ra, bệnh gây hại trên tất cả bộ phận thân, cành, trái của cây thanh long. Bệnh phát triển nhanh trong điều kiện nắng mưa xen kẽ, ẩm độ cao như hiện nay.
►Vết bệnh ban đầu chỉ là những vết lõm màu trắng lây lan rất nhanh, sau đó nổi lên thành những đốm tròn màu nâu như là mắt cua. Trong điều kiện thuận lợi, bệnh phát triển mạnh, các vết bệnh liên kết với nhau làm cho cành thanh long bị sần sùi, gây thối khô từng mảng. Trên trái thì vết bệnh cũng tương tự như trên cành, nếu bệnh nặng có thể làm nám cả trái, làm giảm giá trị thương phẩm nghiêm trọng. 

  
Triệu chứng vết bệnh đốm nâu trên cành và trái thanh long

►Bình Thuận đang là tỉnh có diện tích trồng thanh long lớn nhất cả nước với tổng diện tích khoảng 33.750 hecta, còn lại là các tỉnh khu vực phía Nam với diện tích trồng toàn vùng là trên 25.400 hecta. Hiện tại đang vào mùa mưa, diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm nâu trong tuần là hàng nghìn hecta và đang có xu hướng tăng nhanh, tỷ lệ bệnh phổ biến từ 5 -10% và phân bổ nhiều tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh và Bà Rịa – Vũng Tàu. 
►Để phòng trị tốt bệnh đốm nâu gây hại, bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp sau:
     • Biện pháp canh tác: Dọn dẹp cỏ và các dây leo hoang dại chung quanh vườn thanh long, cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận bị bệnh. Tỉa các cành lòa xòa cho cây thông thoáng. Đối với thanh long trồng trụ sống, cần cắt tỉa cành lá trên trụ để hạn chế sự phát triển của nấm. Bón nhiều phân hữu cơ đã ủ hoai mục, cung cấp thêm vôi trước và sau mùa mưa…
     • Biện pháp hóa học: Phun một trong các loại thuốc sau khi phát hiện bệnh chớm xuất hiện: 
            ♦ Aviso 350SC: 20ml/ 10 lít nước
            ♦ Manozeb 80WP: 30g/ 10 lít nước

yes Bà con có thể sử dụng giải pháp quản lý bệnh đốm nâu thanh long sau:
-    Lần 1 (trái cau): Phun Aviso 350SC (20ml/ 10 lít nước), phun phủ trụ
-    Lần 2 (trước hoa nở 2-3 ngày): Phun Manozeb 80WP (30g/ 10 lít nước), phun phủ trụ
-    Lần 3 (sau khi rút râu): Phun Aviso 350SC (20ml/10 lít nước), phun phủ trụ.
-    Giai đoạn phát triển trái: Phun luân phiên Aviso 350SC và Manozeb 80WP (5-7 ngày phun 1 lần, liều dùng như trên), phun ướt đều trái. Lưu ý ngưng phun thuốc trước khi thu hoạch ít nhất 7 ngày.


-----------------------------------
Để biết thêm thông tin chi tiết về các loại thuốc BVTV, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI
 Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
 Hotline: 028.38.292.805; Fax : 028.38.223.088
 Website: www.congtyhai.vn     Fanpage: Nông Dược HAI

Các tin khác