Trước diễn biến của bệnh lùn sọc đen có khả năng phát sinh do rầy mang nguồn bệnh di cư sau cơn bão số 2 ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Bà con có thể nhận biết bệnh lùn sọc đen thông qua những dấu hiệu như cây lúa thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường. Lá lúa bị bệnh có thể xoắn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn non gân chính trên bẹ lá cũng bị sưng phồng.
Từ giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây bị bệnh thường nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều rễ bất định. Trên bẹ và lóng thân xuất hiện nhiều u sáp và sọc đen. Bị bệnh nặng cây lúa không trổ bông được hoặc trỗ bông không thoát và hạt thường bị đen.
Các biện pháp phòng tránh bệnh:
- Vệ sinh đồng ruộng: Cày vùi gốc rạ ngay sau thu hoạch lúa ở các vụ sản xuất để ngăn ngừa lúa chết, lúa tái sinh, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước, tàn dư cây bệnh để hạn chế nơi cư trú của rầy và tiêu diệt nguồn bệnh, đặc biệt là tại các vùng đã có dịch. Những ruộng đã bị bệnh lùn sọc đen gây hại không cho thu hoạch cần tiêu hủy, dọn sạch tàn dư cây bệnh trước khi cày lật đất những nơi có mật độ rầy lưng trắng cao phải phun trừ trước khi cày vùi, tiêu hủy, để tiêu hủy triệt để nguồn bệnh trên đồng ruộng.
+ Giai đoạn lúa từ gieo cấy - đứng cái:
Nhổ, vùi những cây lúa bị bệnh, cấy dặm bằng cây lúa khỏe.
+ Giai đoạn lúa từ phân hóa đòng trở đi:
Bởi bệnh môi giới chủ yếu từ rầy lưng trắng nên phun thuốc trừ rầy APPLAUD 25WP ngay trên những ruộng có mật độ cao.
- Liều dùng:
+ Trên Lúa: Pha 1 gói (70 gr)/ bình máy 25 lít (hoặc pha cho 2 bình 16 lít)/1.000 m2.
+ Cây trồng khác: pha 1 gói (70 gr)/ 50 lít nước.
─────────────────
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI
🏢 Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
☎ Hotline: 028.38.292.80; Fax : 028.38.223.088