Tên khoa học: Nilaparvata lugens
Đặc điểm hình thái
-Rầy non: Tuổi 1 nhỏ như hạt cám màu trắng, tuổi 2-5 màu vàng nâu.
-Rầy nâu trưởng thành: Màu nâu, nhỏ, có 2 dạng: cánh ngắn và cánh dài; dạng cánh ngắn không bay xa, tập trung ở gốc lúa, chích hút nhựa và sinh sản; dạng cánh dài có thể bay xa hàng trăm cây số và bị thu hút bởi ánh sáng đèn.
-Trứng: Trứng mới đẻ màu trắng, gần nở màu đỏ, có chấm đen ở đầu. Bẹ hoặc gân lá lúa nơi rầy đẻ trứng có một vết nứt, màu thâm đen.
Phát sinh gây hại:
-Vòng đời rầy nâu trung bình 25-28 ngày; thời gian trứng 5-7 ngày, rầy non 12-14 ngày, rầy trưởng thành 7-14 ngày.
-Rầy nâu cái đẻ từ 100-500 trứng, trứng hình bầu dục, hơi cong, nhỏ, cắm vào bẹ hoặc gân chính lá lúa thành từng ổ 10-15 trứng giống hình nải chuối.
-Trong điều kiện thích hợp mật số rầy nâu có thể rất cao,, rầy nâu tiết ra chất thải, tạo môi trường cho nấm muội đen phát triển làm đen gốc lúa.
- Rầy nâu gây hại chủ yếu ở giai đoạn rầy non (tuổi 2-5), chích hút nhựa lúa làm lá lúa bị vàng, lúa sinh trưởng kém, mật độ rầy cao làm cây lúa bị vàng và khô (cháy rầy).
-Rầy nâu còn là môi giới truyền vi rút gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.
Biện pháp phòng trừ:
Biện pháp canh tác:
-Vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy tàn dư thực vật. Gieo sạ giống kháng rầy; mật độ vừa phải (80-120kg/ha); bón phân cân đối NPK, không bón thừa phân đạm. Gieo sạ né rầy theo lịch né rầy của cơ quan nghiệp địa phương (ngay sau đỉnh cao rầy vào đèn).
Biện pháp hóa học:
-Phun thuốc khi rầy nở rộ tuổi 2-3: Applaud 25WP (1 gói 70g/1.000 m2), Azorin 400WP (1 gói 15g/16 lít nước), Hopsan 75EC (30 ml/16 lít nước), Hoppecin 50EC (50 ml/10 lít nước),