BỌ TRĨ – DỊCH HẠI NGUY HIỂM

BỌ TRĨ –  DỊCH HẠI NGUY HIỂM 

Như bà con đã biết bọ trĩ gây hại ở rất nhiều cây trồng, đây là đối tượng gây hại nguy hiểm, tấn công trên tất cả các bộ phận còn non và trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây trồng 

 Thời gian bọ trĩ phát triển và gây hại nặng nhất là vào mùa khô, thời tiết nóng. 

Hình dáng bọ trĩ như thế nào?.

- Trưởng thành: Màu vàng nhạt; rất nhỏ, thân hình thon, phần cuối bụng nhọn. Cánh dài, hẹp, hai bên rìa cánh có nhiều lông nhỏ dài.

- Trứng: Nhỏ, hình bầu dục, màu vàng nhạt.

- Bọ non (ấu trùng): Giống bọ trưởng thành nhưng không cánh, màu xanh vàng nhạt.

 Bọ trĩ trưởng thành đẻ trứng trong mô ở mặt dưới lá, con cái đẻ  30-40 trứng. Bọ trĩ sống ở mặt dưới lá, chích hút nhựa, làm lá có đốm hoặc vệt biến màu, lá non xoăn lại, lá già vàng khô. Bọ chích hút hoa, quả non làm hoa quả bị rụng. Vòng đời trung bình 15-20 ngày.

Đây là đối tượng gây hại nguy hiểm do phát triển rất nhanh và dễ kháng thuốc. Ngoài gây hại trực tiếp, bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh khảm (Virus) gây hại cây trồng

Để đảm bảo năng suất cho cây trồng bà con cần chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, và tưới nước không để ruộng bị khô hạn. Sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học để tránh kháng thuốc sau:

- TAKARE 2EC: pha 20ml/10 lít nước

- AZORIN 400WP: pha 10g/10 lít nước

- NOUVO 3.6EC: pha 10ml/10 lít nước

 

 

 

Các tin khác