GIẢI PHÁP 𝐒𝐎̂́ 𝟏 PHỤC HỒI VƯỜN HỒ TIÊU BỊ BỆNH CHẾT CHẬM

🌦️Tháng 7 là thời điểm trước khi ra hoa của cây hồ tiêu, cũng là giai đoạn mà BỆNH CHẾT CHẬM phát triển. Bà con trồng tiêu gặp các biểu hiện của bệnh chết chậm nên áp dụng ngay các giải pháp này.

🌱 Tác nhân gây bệnh:
- Do nấm Fusarium sp, nhưng trong nhiều trường hợp là sự kết hợp với các nấm khác như Lasiodiplodia, Pythium, Rhizoctonia cũng làm thối gốc gây hiện tượng chết chậm cây tiêu.
- Nấm tồn tại hàng năm ở trong đất, phát sinh phát triển trong đất bón ít phân hữu cơ, đất chua.

🌱 Biểu hiện của bệnh:
Trên cây bị bệnh, các lông hút bị chết ở nhiều mức độ khác nhau, những triệu chứng biểu hiện tại bộ phận ở trên cao của cây quan sát được, sau khi những lông hút bị chết đáng kể. Cây tiêu có biểu hiện sinh trưởng chậm, lá úa vàng. Lá, hoa, các đốt và trái cũng rụng dần từ dưới gốc lên ngọn. Gốc thân cây bệnh có các vết nâu đen, dần dần vết bệnh lan rộng làm thối lớp vỏ gốc, bó mạch của thân cây hóa nâu. Khi bệnh nặng, toàn bộ gốc và rễ cây tiêu bị thâm đen, hư thối, sau đó cây chết khô.

Biện pháp canh tác:
Để phòng trừ sự gây hại của tuyến trùng trong vườn ươm, chọn chồi tiêu làm cây giống phải từ vườn hồ tiêu không có tuyến trùng.
+ Đất làm vườn ươm nên được xử lý thông qua kỹ thuật phơi đất, điều này sẽ có hiệu quả trong việc làm giảm mật số và giúp sản xuất cây giống sạch bệnh. 
+ Vườn hồ tiêu phải thường xuyên đủ bóng mát, dọn dẹp sạch sẽ.
+ Cây trụ sống nào mẫn cảm với tuyến trùng không được dùng cho canh tác hồ tiêu. 
+ Bổ sung hữu cơ cho cây qua các dạng phân bón hữu cơ, phế phụ phẩm cây trồng, phân xanh, bánh dầu từ hạt, dịch chiết cây trồng…để cải thiện cấu trúc đất và giúp vi sinh vật có ích phát triển, nhằm hạn chế sự gây hại của tuyến trùng.

Biện pháp hóa học
🏆Sử dụng thuốc trừ bệnh Manozeb 80WP
+ Tưới gốc: Pha 40-50 g/10 lít nước. Tưới vào gốc 5 lít dung dịch thuốc/nọc tiêu hoặc gốc cà phê.
+ Phun qua lá: Pha 40-50 g/10 lít nước. Phun khi bệnh chớm xuất hiện. Lượng nước phun 400-500 lít/ha.

🏆Sử dụng thuốc trừ bệnh Simolex 720WP:
+ Liều lượng: pha nồng độ 0,3% (pha 30g/ 10 lít nước).
+ Phun lên lá và tưới vào gốc (4-5 lít dung dịch thuốc cho 1 gốc) khi bệnh chớm xuất hiện, tỷ lệ bệnh khoảng 5%.
Nếu bệnh nặng phun lần 2 sau 7 ngày.

Áp dụng đúng kỹ thuật, chắc chắn sẽ giúp bà con cứu được vườn hồ tiêu đang có triệu chứng mắc bệnh chết chậm. Chúc bà con thành công!
─────────────────
Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG DƯỢC HAI
🏢 Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Phường ĐaKao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh
 Hotline: 028.38.292.80; Fax : 028.38.223.088

Các tin khác